Remastered, remake và reboot game là gì? Đâu là các điểm khác biệt – Kách Hay .Com đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, giúp bạn có góc nhìn đa chiều hơn. Nào chúng ta bắt đầu thôi
chủ đề trò chơi
Làm lại, làm lại, khởi động lại: Thuật ngữ trò chơi cho “Bình minh mới”
20/02/2019 bởi Tentacle Bunny
Thuật ngữ chơi game – Ba thuật ngữ chơi game nổi tiếng : reboot, remake và remaster, chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe đến chúng trong thế giới game.
Nhưng bạn có biết ý nghĩa của chúng là gì không?
MỤC LỤC ẩn
1 “REMASTER”: VỎ MỚI RUỘT CŨ
1.1 “REMAKE”: LÀM LẠI TỪ ĐẦU
1.2 “REBOOT”: MỘT BÌNH MINH MỚI
1.3 BÀI MỚI NHẤT
Tại sao các trò chơi làm lại trên PC như Final Fantasy X, Final Fantasy X-2, được gọi là Okami HD Remaster?
Tại sao Resident Evil 2 (2019) là bản làm lại?
Tại sao Tomb Raider (2013) được gọi là phần khởi động lại của loạt phim Tomb Raider?
Mặc dù cả ba thuật ngữ trò chơi ít nhiều đều có nghĩa là “làm lại”, nhưng chúng thực sự rất khác nhau.
Sau đây, Vietgame.asia xin làm rõ ý nghĩa từng thuật ngữ ấy cho bạn nhé!
“REMASTER”: VỎ MỚI RUỘT CŨ
Remaster nhìn chung là hình thức làm mới đơn giản và ít tốn công sức nhất.
Đại đa số các tựa game ra mắt thời console PlayStation 1, PlayStation 2 và thậm chí ở PlayStation 3 chắc chắn không có các độ phân giải như 4K hay thậm chí Full HD ở mức 30 FPS.
Do vậy, để cải tiến tựa game, nhà sản xuất làm có thể tinh chỉnh rất đơn giản như tăng độ phân giải lên chút xíu, thêm tí họa tiết, sửa tỉ lệ khung hình từ 4:3 sang 16:9… và phiên bản game mới đó có thể gọi đó là bản Remaster được rồi.
Nôm na, thuật ngữ game Remaster chỉ đơn giản là từ mã nguồn gốc và tài nguyên vốn có của một tựa game, nhà sản xuất thay đổi, nâng cấp chúng một chút để tạo ra phiên bản “xịn” hơn của game đó.
Thường yếu tố dễ phản ánh thời đại nhất, đập ngay vào mắt người chơi và cũng không quá khó để nhà sản xuất sửa đổi chính là đồ họa.
Bởi vậy, hầu hết các bản Remaster thường mang tới cải tiến về độ phân giải, và được gán mác “HD” để thể hiện điều này. Đương nhiên trong thực tế còn nhiều vấn đề khác hơn là chỉ làm đẹp.
Ví dụ vấn đề nan giải là một tựa game vốn được làm ra cho console, khi chuyển hệ (port) lên PC có thể sẽ gặp vô số lỗi vặt (điển hình như Batman: Arkham Knight chẳng hạn).
Thế nên một bản Remaster không những cần phải có một số cải tiến so với bản gốc, mà nó còn phải… chạy được.
Do sử dụng lại phần lớn mã nguồn cũ nên ưu điểm của việc xây dựng một bản Remaster là nó tốn không quá nhiều công sức của nhà sản xuất, và đem lại một trải nghiệm trung thành với bản gốc cho người chơi.
Thế nên các bản game Remaster rất “ăn khách” với những ai có hứng thú với game cổ điển.
Thế nhưng việc sử dụng lại phần lớn mã nguồn cũ cũng sẽ đem tới hai điểm trừ.
Thứ nhất, các cấu trúc, tính năng trụ cột của game sẽ không thay đổi.
Như trong Onimusha: Warlords hay Devil May Cry HD Collection, cả hai đều có những game ra mắt từ thời PlayStation đầu tiên, và chứa cách thiết kế camera… không thể ngửi nổi.
Không có một game nào thời hiện đại sử dụng cách thiết kế camera này nữa.
Tuy nhiên nhà sản xuất không thể thay đổi mã nguồn hay tái xây dựng cách chiếu camera để thiết kế ra một kiểu góc nhìn mới được.
Làm vậy sẽ tốn rất rất nhiều công sức, ảnh hưởng lớn tới mã nguồn của game, và chắc chắn là trải nghiệm bạn có được sẽ là “một trời, một vực” so với game gốc.
Thứ hai, “HD” có nghĩa là “Độ phân giải cao”, nhưng không có nghĩa là “đẹp”.
Một cái bàn khi được “HD hóa” sẽ chỉ đơn giản là rõ nét hơn thôi, chứ không tự dưng mọc ra các họa tiết, các đường chạm trổ.
Do vậy, các bản Remaster chỉ có thể làm hình ảnh nét hơn, nhưng không thể làm cho chúng quá nổi bật và chi tiết.
Hơn thế nữa, các hiệu ứng ánh sáng, thời tiết, lửa, mảnh vụn… đẹp tuyệt hảo trong nhưng game AAA chắc chắn không thể tự dưng “mọc ra” nhờ phóng to lên được.
Nói tóm lại, HD Remaster sẽ chắc chắn sẽ cải thiện đồ họa, nhưng chỉ tới một mức độ nào đó mà thôi.
Bên cạnh việc sửa mã nguồn, công nghệ cực kì tân tiến như sử dụng trí thông minh nhân tạo cũng đã được tích hợp vào việc cải tiến đồ họa.
Tuy kết quả có thể nói rất đáng khích lệ và chú ý, nhưng chắc chắn rằng muốn tạo ra một phiên bản thực sự thay đổi, hợp thời đại của một tựa game nào đó, nhà sản xuất không thể Remaster được.
Họ phải Remake chúng!
“REMAKE”: LÀM LẠI TỪ ĐẦU
Thuật ngữ game Remake cũng để chỉ việc “phục sinh” một tựa game nào đó từ quá khứ tới tương lai, nhưng thay vì “trùng tu” như Remaster, Remake có nghĩa “xây mới hoàn toàn”.
Khi nhà sản xuất dùng thuật ngữ game Remake cho một trò chơi nào đó, họ có ý quảng bá rằng phiên bản game này được tạo ra từ con số 0, sử dụng công nghệ mới nhất, không phụ thuộc vào mã nguồn hay tài nguyên cũ.
Đơn cử bạn có thể nhìn vào Resident Evil 2 và Resident Evil 2 (2019).
Chúng khác nhau từ công cụ làm game.
Resident Evil 2 được làm nên từ công cụ làm game cổ điển của Capcom, trong khi Resident Evil 2 (2019) được làm từ RE Engine, công cụ đã tạo nên Resident Evil 7.
Về bản chất, hai tựa game này đã khác nhau rồi, và sự khác nhau ấy còn kéo dài cho tới thiết kế game, nhân vật, đồ họa, lối chơi… Nhưng Resident Evil 2 (2019) được xây dựng dựa theo một số khuôn mẫu mà bản Resident Evil 2 đã đặt ra, như cốt truyện chẳng hạn.
Do vậy, Resident Evil 2 (2019) được gọi là bản Remake.
Một tựa game Remake đáng chú ý khác nữa là Final Fantasy VII Remake, và nó sẽ khác phiên bản gốc tới cả cách chơi luôn.
Tóm lại, bạn có thể hiểu một tựa game Remake là sản phẩm khác bản gốc của nó rồi, nhưng có thừa kế một số nét tương đồng nhất định về cốt truyện và nội dung.
Ưu điểm của cách làm này thì ai cũng thấy rõ: một tựa game mới gần như hoàn toàn với công nghệ tân tiến, đồ họa sắc nét hiện đại thì chắc chắn đem lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người chơi rồi.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là vì nó là tạo ra một tựa game mới nên chắc chắn sẽ mất không ít thời gian và tiền bạc.
Một tựa game Remaster thường được giảm giá mạnh, thậm chí bán gộp cùng các game khác cho xôm, nhưng một tựa game Remake chắc chắn sẽ được bạn riêng lẻ, bởi dù gì đó cũng là một game mới mà.
“REBOOT”: MỘT BÌNH MINH MỚI
Cuối cùng là thuật ngữ game: Reboot.
Để minh họa cho thuật ngữ này, hãy lấy ví dụ về dòng game Tomb Raider.
Trước phiên bản Tomb Raider 2013, dòng game Tomb Raider có tồn tại không?
Có chứ!
Nhưng điểm liên kết mật thiết các phiên bản Tomb Raider trước với Tomb Raider 2013 chỉ là: có nhân vật tên là Lara Croft – một nữ bá tước với sở thích cướp lăng mộ…
Hết!
Cốt truyện không giống, lối chơi không giống, và đồ họa thì… đừng hỏi.
Như vậy, thuật ngữ game Reboot cũng là “làm lại”, nhưng “làm lại” ở mức độ rộng nhất.
Không chỉ sửa lại mã nguồn, không chỉ xây lại một tựa game, một sản phẩm Reboot sẽ ảnh hưởng tới cả cấp… dòng game luôn.
Game Reboot có thể đưa dòng game vào một bối cảnh mới, một vũ trụ mới, sang một hướng phát triển mới, thậm chí theo một thể loại game mới.
Mắt xích duy nhất kết nối một game Reboot với những sản phẩm trước đó nhiều khi chỉ là cái tên thương hiệu hay tên nhân vật mà thôi.
Đồng thời, thường khi Reboot một dòng game nào thì cái tên ấy đã phải “im hơi lặng tiếng” một khoảng thời gian khá lâu rồi.
Do Reboot là làm mới tới cả cấp “nền móng”, có thể bỏ qua tất cả những gì bạn đã biết về một dòng game nào đó nên đây là một bước đi khá mạo hiểm và luôn có sự so sánh ít nhiều.
Nếu làm đúng, nhà sản xuất có thể chiều lòng cộng đồng người hâm mộ, thổi hồn cho một loạt game mới, ví dụ như sau Tomb Raider 2013 có Rise of The Tomb Raider và Shadow of the Tomb Raider.
Còn nếu làm sai, nhà sản xuất sẽ “đủ gạch xây nhà”, điển hình là DmC: Devil May Cry.
Mặc dù game đưa người chơi gặp lại Dante, cơ mà đó không phải là một Dante mà game thù kì cựu từng yêu quý.
Nhưng dù gì sai lầm này cũng không phải quá tệ, vì chính sự thất bại này đã phần nào tạo động lực cho Capcom mang tới Devil May Cry 5.
Hi vọng bài viết sau đã cung cấp cho bạn đủ thông tin về ba thuật ngữ khá phổ biến, để các bạn có thêm kiến thức và tự tin “chém gió” sau này!
BÀI MỚI NHẤT
- Tổng hợp đánh giá Wo Long: Fallen Dynasty: Ngon! – Tin Game
- Versus Evil hé lộ hình ảnh đầu tiên cho Tamarak Trail! – Tin Game
- Glorious Model O Pro Wireless – Đánh Giá Gaming Gear
- Studio thực hiện bản làm lại The Witcher hé lộ game mới – Tin Game
- Netflix công bố loạt phim hoạt hình tĩnh Pokémon Concierge! – Tin Game
- IO Interactive enthüllt Project Fantasy! – Spielnachrichten
Autor
Tentakelhäschen
Diskutieren
Bài liên quan
Tin Game
Virtuos đang phát triển bản làm lại Metal Gear Solid 3? – Tin Game
01/11/2022 bởi Orin
Tin Game
Horizon Zero Dawn đang được “remaster”? – Tin Game
04/10/2022 bởi Mango
9.5
Đánh Giá Game
Live A Live – Đánh Giá Game
29/08/2022 bởi Piketr Cechillas
- Spiel-App
- iOS (iPhone-iPad)
Spiele
- Simulation
- Weisheit
- Taktik
- Rennen
- Liga: Wild Rift
- Ausbildung
- Board-Formulare
- Musik
- Rollenspiel
- Gemeinsam
- Abenteuer
- Fahnen, Karten
- Gesetz
- Sport
- Wahrheitsarena – DTCL
- Arena der Tapferkeit
Anwendung
- Einkaufen
- Küche
- Videos und Musik
- Unterhaltung
- Medizinische Gesundheit
- Bildung und Lernen
- Buchgeschichten
- Reisen & Einheimische
- Office-Anwendung
- Unternehmen
- Anruf und SMS
- Verkaufsleiter
- Fotos machen
- Wetter
- Werkzeug
- Sicherheit Antivirus
- Filme im Fernsehen online ansehen
- Nachricht
- Launcher-Klingeltöne
- Karten und Navigation
- Soziales Netzwerk
- Unternehmensfinanzierung
- Android
Spiele
- Simulation
- Weisheit
- Taktik
- Rennen
- Liga: Wild Rift
- Ausbildung
- Board-Formulare
- Musik
- Rollenspiel
- Gemeinsam
- Abenteuer
- Fahnen, Karten
- Gesetz
- Sport
- Wahrheitsarena – DTCL
- Arena der Tapferkeit
Anwendung
- Einkaufen
- Küche
- Videos und Musik
- Unterhaltung
- Medizinische Gesundheit
- Bildung und Lernen
- Buchgeschichten
- Reisen & Einheimische
- Office-Anwendung
- Unternehmen
- Anruf und SMS
- Verkaufsleiter
- Fotos machen
- Wetter
- Werkzeug
- Sicherheit Antivirus
- Filme im Fernsehen online ansehen
- Nachricht
- Launcher-Klingeltöne
- Karten und Navigation
- Soziales Netzwerk
- Unternehmensfinanzierung
- Windows
Spiele
- Simulation
- Weisheit
- League of Legends
- Taktik
- Rennen
- Board-Formulare
- Rollenspiel
- Gemeinsam
- Abenteuer
- Fahnen, Karten
- Gesetz
- Wahrheitsarena – DTCL
Anwendung
- Einkaufen
- Küche
- Videos und Musik
- Unterhaltung
- Medizinische Gesundheit
- Reisen & Einheimische
- Anruf und SMS
- Fotos machen
- Werkzeug
- Nachricht
- Soziales Netzwerk
- Mac OS
Spiele
- Weisheit
- Taktik
- Rennen
- Board-Formulare
- Abenteuer
- Gesetz
Anwendung
- Videos und Musik
- Anruf und SMS
- Werkzeug
- Soziales Netzwerk
- Smart-TV
Spiele
- Rennen
- Gemeinsam
- Abenteuer
- Gesetz
Anwendung
- Videos und Musik
- Unterhaltung
- 24h- Technologie
- Registrieren / Einloggen
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để Chia sẻ bài viết, bình luận, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Game App của Thế Giới Di Động
Đăng nhập với Google
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.
TIẾP TỤC HOÀN TẤT ĐĂNG KÝ
Đây là lần đầu đăng ký của bạn. Vui lòng cập nhật thêm thông tin bên dưới
Họ tên
Số điện thoại
Ngày tháng năm sinh:
Số CMND:
Bạn dưới 14 tuổi
Bổ sung thông tin người giám hộ
Ngày cấp:
Hoàn tất
Trò chơi Android
Remastered, remake và reboot game là gì? Đâu là các điểm khác biệt
Đóng góp bởi Vũ Dương Thành Luân Xét duyệt & biên tập: Nhóm nội dung Thế Giới Di Động. Cập nhật 14/12/2021
Remastered, remake và reboot game là 3 thuật ngữ rất thường xuyên được sử dụng trong giới game, và cũng dễ gây nhầm lẫn cho người chơi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem remastered, remake và reboot game là gì; và chúng có gì khác biệt nhé!
‹›
Xem nhanh
I. Remastered game là gì?1. Định nghĩa2. Tại sao lại cần remasteredII. Remake game là gì?1. Định nghĩa2. Tại sao lại cần remakeIII. Reboot game là gì?1. Định nghĩa2. Tại sao lại cần rebootIII. Điểm khác biệt giữa game remastered, remake và rebootIV. Remastered trong một số lĩnh vực khác1. Âm nhạc2. Phim ảnh
Remastered, remake và reboot
I. Remastered game là gì?
1. Định nghĩa
Remastered game là việc “hoàn thiện, hoàn tất” hình ảnh, âm thanh, công cụ điều khiển của một trò chơi. Hiểu nôm na là một tựa game được “nâng cấp” lên xịn hơn bản cũ. Nhà sản xuất vẫn sẽ sử dụng lại khá nhiều nội dung, tính năng của tựa game đã ra mắt, sau đó cập nhật lại đồ họa cho game và trong một số trường hợp sẽ có thể thêm một số ít tính năng mới vào để phù hợp với thời đại. Việc remastered sẽ ít tốn thời gian và công sức hơn là phát triển một tựa game mới hoàn toàn từ con số “0” nên nhiều nhà phát triển game cũng đã lựa chọn phương án này.
Trước và sau khi remastered
Ví dụ: Dark Souls là một trong những tựa game hành động, thế giới mở với độ khó khá cao, gây không ít khó khăn cho các game thủ mới làm quen; ra mắt vào năm 2010. Vào năm 2018, game đã được remastered và bổ sung thêm bản port lên hệ máy PC cũng như các thế hệ console mới sau này. Đồ họa sắc nét hơn với độ phân giải 4K, các hiệu ứng chiến đấu được nâng cấp khá hợp thời và giữ nguyên hoàn toàn những tinh túy của tựa game gốc.
Dark Souls Remastered
Remastered thường được tiến hành cho các phần game ở hệ máy cũ, đưa lên hệ máy mới như trong các thiết bị PlayStation. Thông thường nhà sản xuất sẽ cải tiến nhiều nhất về mặt đồ họa để game trở nên rõ nét hơn. Do vẫn giữ nguyên mã nguồn cũ nên sẽ không tránh khỏi việc đem cả những khuyết điểm của phần chơi cũ vào phiên bản remastered. Tuy nhiên việc này có thể được khắc phục phần lớn nếu nhà làm game thực sự mong muốn đưa đến một tựa game chất lượng
2. Tại sao lại cần remastered
Việc remastered game sẽ giúp thu hút rất nhiều người chơi hoài cổ. Những người chơi này có sự yêu thích với những tựa game cũ, không yêu cầu quá nhiều về việc cải tiến lối chơi, quan trọng sự nguyên bản. Remastered sẽ giúp thỏa mãn yêu cầu của lượng người chơi trung thành này và vẫn có thể giúp nhà sản xuất kiếm ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, một số ít người chơi game thế hệ mới muốn tiếp cận với những tựa game cổ điển, nhưng không thể do game đã quá cũ và không phù hợp với các hệ máy mới. Việc remaster giúp các tựa game cũ có thể chuyển lên hệ máy mới và tiếp cận được nhiều người chơi mới hơn.
II. Remake game là gì?
1. Định nghĩa
Nếu remastered game là “cải tiến” hay “tu sửa”, thì remake game chính là “đập đi xây lại” một phần lớn. Các game được remake sẽ không sử dụng mã nguồn của game cũ, khác nhau từ công cụ làm game đến cả gameplay. Tuy vậy, nó vẫn sẽ dựa trên một số yếu tố của game gốc như cốt truyện cơ bản, nội dung; nhưng có sự đào sâu để trở nên sâu sắc hơn.
Ví dụ: Final Fantasy VII Remake được dựa trên cốt truyện gốc, khác phiên bản gốc ở cách chơi. Tạo hình nhân vật cơ bản giữ nguyên nhưng đồ họa 3D sắc nét hơn.
Final Fantasy VII Remake
Việc làm mới hoàn toàn một game sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Những game remake khi lên kệ cũng sẽ được bán riêng lẻ như một tựa game mới, chứ không bán giảm giá hay bán gộp như đa số các game được remastered.
2. Tại sao lại cần remake
Việc remake game có rất nhiều ưu điểm. Các nhà phát triển sẽ có cơ hội để thay đổi, chỉnh sửa hoàn toàn các khuyết điểm của tựa game cũ; biến nó trở nên hiện đại, mới mẻ hơn. Điều này vừa có thể làm hài lòng người chơi cũ (vì vẫn giữ cốt truyện cơ bản), vừa giúp thu hút một lượng lớn người chơi mới. Ngay cả khi không phải là fan trung thành của game, bạn cũng có thể tiếp cận nó một cách dễ dàng như tiếp cận một tựa game mới.
Game remake cũng sẽ phù hợp với nhiều hệ máy hiện đại, được định giá mới hoàn toàn và thông thường cao hơn tựa game gốc. Vì vậy, nó mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho nhà sản xuất; xứng đáng với kinh phí họ bỏ ra.
III. Reboot game là gì?
1. Định nghĩa
Reboot là mức độ “làm lại” rộng nhất. Hiểu nôm na reboot là “dựng lại từ nền móng”, thay vì chỉ “đập đi xây lại một phần” như remake. Các game được reboot có thể sẽ đưa toàn bộ series game đó sang một cốt truyện mới, vũ trụ mới, thay đổi hoàn toàn bối cảnh, lối chơi của game hoặc thậm chí là thể loại của game. Sự liên kết giữa game reboot và các phiên bản cũ có thể chỉ là tên của nhân vật.
Ví dụ: Prince of Persia: The Sands of Time bản reboot đã thay đổi hoàn toàn nội dung, nhân vật, lối chơi của dòng game Prince of Persia.
Prince of Persia: The Sands of Time
Reboot game chắc chắn là nước đi mạo hiểm nhất của nhà sản xuất. Bởi nó sẽ ngốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nhà sản xuất sẽ phải đối diện áp lực từ phía người hâm mộ tựa game gốc và cả sự kỳ vọng của những người chơi mới.
2. Tại sao lại cần reboot
Reboot game là một cách để các nhà sản xuất làm “sống lại” một dòng game cũ và mở ra cho nó một hướng phát triển mới, trong trường hợp đã cạn kiệt ý tưởng. Những tựa game reboot thường ra đời sau tựa game gốc rất lâu và nhận được rất nhiều sự mong chờ từ người hâm mộ. Bên cạnh đó, một tựa game mới hoàn toàn (kể cả cốt truyện) sẽ dễ tiếp cận với nhiều người chơi hơn, ngay cả khi bạn không biết đến phiên bản gốc.
III. Điểm khác biệt giữa game remastered, remake và reboot
Remastered, remake và reboot đều là “làm lại game” nhưng ở các cấp độ khác nhau.
- Remastered là cấp độ thấp nhất: giữ nguyên mã nguồn, nội dung, cốt truyện; chỉ cải tiến đồ họa, âm thanh
- Remake là cấp độ thứ hai: không sử dụng mã nguồn game cũ nhưng giữ cơ bản cốt truyện; thay đổi hoàn toàn lối chơi, đồ họa,…
- Reboot là cấp độ cao nhất: không sử dụng cả mã nguồn và cốt truyện game cũ; thay đổi hoàn toàn mọi thứ thuộc về game như nội dung, lối chơi, bối cảnh, đồ họa,…có thể bao gồm cả thể loại.
IV. Remastered trong một số lĩnh vực khác
1. Âm nhạc
Remastered trong âm nhạc cũng mang nghĩa là “cải tiến” nó từ phiên bản gốc. Bản nhạc gốc sẽ được loại bỏ các sai sót trong âm thanh, mang lại trải nghiệm thưởng thức tốt hơn cho thính giả, cũng như phù hợp với nhiều thiết bị hiện đại ngày nay.
Remastered trong âm nhạc để phù hợp với nhiều thiết bị hiện đại
Remastered thường được sử dụng cho các bản nhạc cổ điển được biểu diễn bởi những nghệ sĩ vĩ đại, các bản nhạc trên thiết bị cũ như đĩa than, CD,… Điều này nhằm giúp công chúng có thể thưởng thức được rõ ràng và trọn vẹn hơn, cũng như lưu trữ được những bản nhạc hay qua nhiều thời kỳ. Các bản nhạc remastered cũng cho phép người hâm mộ tiếp cận với bài nhạc yêu thích của mình dễ dàng hơn bằng nhiều thiết bị hiện đại, không bị giới hạn.
2. Phim ảnh
Remastered phim ảnh là biến những hình ảnh trong các tác phẩm phim cũ trở nên rõ nét, hiện đại hơn để phù hợp với các thiết bị mới. Các kỹ thuật viên thường sử dụng phần mềm chuyên dụng như Hệ thống khôi phục kỹ thuật số (DRS) của MTI để loại bỏ các vết xước và bụi trên phim bị hỏng, khôi phục phim về màu gốc,… Một ví dụ cho kỹ thuật này là The Wizard of Oz (1939) được remastered từ phim trắng đen thành phim màu.
The Wizard of Oz phiên bản 4K
Không chỉ vậy, remastered trong phim ảnh còn bao gồm cả âm thanh trong phim. Âm thanh sẽ được chỉnh sửa lại bằng cách sử dụng phần mềm như Pro Tools để loại bỏ tiếng ồn xung quanh và tăng âm lượng hội thoại. Hiệu ứng âm thanh cũng được thêm vào hoặc nâng cao, mang đến trải nghiệm “hiện đại” hơn cho người xem.
Xem thêm:
- Game hardcore và game thủ hardcore là gì? Có các đặc điểm gì
- Smurf là gì? Smurf có gì hấp dẫn khiến nhiều game thủ sử dụng
- Repack game là gì? Phân biệt Reloaded, Repack và Full
Trên đây là giải thích về remastered, remake và reboot game; và sự khác biệt giữa các thuật ngữ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Hãy chia sẻ nếu thấy thú vị nhé!
Một số mẫu laptop cho bạn thỏa sức chiến game đang bán tại Thế Giới Di Động:
Trả góp 0%
Double Sale Asus TUF Gaming F15 FX506LHB i5 10300H (HN188W)
Online giá rẻ
17.990.000₫ 20.990.000₫ -14%
Trả góp 0%
Acer Nitro 5 Gaming AN515 45 R6EV R5 5600H (NH.QBMSV.006)
20.290.000₫ 22.490.000₫ -9%
Quà 2.430.000₫
Double Sale Dell Gaming G15 5511 i5 11400H (70266676)
24.190.000₫ 27.490.000₫ -12%
Quà 650.000₫
Giảm Giá Đôi MSI Gaming Bravo 15 B5DD R7 5800H (278VN)
16.890.000₫ 20.490.000₫ -17%
Quà 870.000₫
Trả góp 0%
Acer Aspire 7 Gaming A715 43G R8GA R5 5625U (NH.QHDSV.002)
20.890.000₫ 21.990.000₫ -5%
Quà 2.430.000₫
Giảm giá gấp đôi MSI Gaming GF63 Thin 11UD i7 11800H (648VN)
23.140.000₫ 26.490.000₫ -12%
Quà 870.000₫
Trả góp 0%
Sale gấp đôi Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 553E i5 11400H (NH.QENSV.006)
20.490.000₫ 24.990.000₫ -18%
Quà 2.430.000₫
Trả góp 0%
Khuyến mại gấp đôi Lenovo Ideapad Gaming 3 15IAH7 i5 12500H (82S9007TVN)
24.290.000₫ 26.990.000₫ -10%
Quà 990.000₫
Trả góp 0%
Khuyến mãi gấp đôi Asus Gaming TUF Dash F15 FX517ZC i5 12450H (HN077W)
Online giá rẻ
23.990.000₫ 28.990.000₫ -17%
Quà 650.000₫
‹›
Xem thêm sản phẩm Laptop
Tin tức liên quan
Thảo luận về Bài tin game/ứng dụng tại thegioididong.com
Anh Chị
Gửi
Video [Kách chơi] Remastered, remake và reboot game là gì? Đâu là các điểm khác biệt mới nhất 2023
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết [Kách chơi] Remastered, remake và reboot game là gì? Đâu là các điểm khác biệt mới nhất 2023! Kách Hay .Com hi vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Xem thêm các bài viết cùng danh mục Hỏi đáp. Mọi ý kiến thắc mắc hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Kách Hay .Com chúc bạn ngày vui vẻ
“